Áp dụng các tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước trong quá trình thi công sẽ giúp bạn đảm bảo được chất lượng, độ bền và tình thẩm mỹ của công trình. Từ đó, giúp bạn đưa ra lựa chọn loại sơn và những giải pháp phù hợp nhất. Hãy lắng nghe các chuyên gia của đại lý sơn Epoxy chia sẻ chi tiết đến bạn vấn đề này.
Table of Contents
Nghiệm thu sơn nước là gì?
Nghiệm thu sơn nước là hoạt động kiểm tra và đánh giá lại sau khi sơn thông qua một số yếu tố như độ đồng đều màu sắc, tính thẩm mỹ, bề mặt sơn có chứa bọt khí hoặc có láng mịn hay không, từ đó đưa ra điều chỉnh phù hợp. Tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước phụ thuộc vào loại sơn, loại công trình và đặc tính của chúng.
Tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước là gì?
Tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước là một số chỉ tiêu đặt ra khi kiểm tra bề mặt sơn sau khi thi công. Theo đó tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước được áp dụng theo TCVN 9404 ban hành vào năm 2012. Những tiêu chuẩn này được chuyển đổi từ TCXDVN 321 năm 2004 do Viện Khoa Học Công Nghệ Xây Dựng – Bộ Xây Dựng biên soạn và bộ Khoa Học và Công nghệ công bố.
Theo đó, một số chỉ tiêu đặt ra trong tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước như:
Tên chỉ tiêu | Mức quy định |
Sơn tường trong | Sơn tường ngoài |
Màu sắc | Theo mẫu chuẩn |
Độ mịn (mm) | < 50 |
Độ phủ, g/m2, tùy thuộc vào màu sắc | 125 ÷ 200 |
Độ bám dính của màng sơn trên nền vữa xi măng – cắt, theo điểm | < 2 |
Hàm lượng chất không bay hơi tính theo khối lượng, % | > 50 |
Độ nhớt, Pa.s (đo ở điều kiện RV4, SP4) | 20 ÷ 30 – 12 ÷ 20 |
Độ bền nước | > 250-1000 |
Độ bền kiềm, giờ, trong dung dịch Ca(OH)2 bão hòa, pH = 14 | > 150-600 |
Độ rửa trôi, chu kỳ | > 450-1200 |
Chu kỳ nóng lạnh, chu kỳ | >50 |
Cách nhận biết sơn nước có chất lượng tốt
Để xác định chất lượng sơn nước, bạn cần tìm hiểu kỹ xem loại nào phù hợp với công trình nhà mình, nên lựa chọn loại sơn có màu sắc đa dạng và được sử dụng phổ biến trên thị trường. Nắp của thùng sơn chưa từng bị cạy mở, còn nguyên tem chống hàng giả và ngày tháng sản xuất của thùng sơn.
Đối với sơn ngoài trời, chúng cần có độ bóng, mịn và màu sắc tươi tắn. Khi thử trên ngón tay phải có độ bám dính tốt và độ chai cứng vừa đủ. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng sơn bóng vừa giúp chống nóng hiệu quả, vừa giúp trang trí cho công trình.
Đối với sơn trong nhà, bạn có thể lựa chọn sơn bóng hay sơn mịn tùy vào mục đích sử dụng. Sơn bóng cho nội thất sẽ giúp tăng vẻ đẹp cho không gian và dễ dàng vệ sinh, lau chùi hơn. Khi sờ tay lên sơn, chúng cần có độ láng mịn nhất định.
Khi hoàn thành thi công, lớp sơn cần đạt những tiêu chuẩn sau:
- Bề mặt có độ mịn, phẳng cần thiết.
- Bề mặt lớp sơn và bề mặt tường phải có sự kết dính
- Màu sắc khi hoàn thành thi công phải đúng với màu sắc yêu cầu.
- Đảm bảo độ bền theo thời gian.
- Lớp sơn không bị bong tróc sau khi hoàn thành.
- Lớp sơn phải chịu được những tác động của thời tiết.
Quy trình thi công sơn nước chuẩn kỹ thuật
Để đảm bảo chất lượng và việc nghiệm thu sơn nước được diễn ra nhanh chóng dễ dàng, thợ thi công cần đảm bảo quy trình thi công sơn nước diễn ra theo các bước sau:
Bước 1: Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt
Đối với công trình mới
- Cần đợi khoảng 3 tuần sau khi hoàn thành công trình mới có thể thi công sơn. Ngoài ra, yếu tố này còn phụ thuộc vào thời tiết để tính toán thời gian.
- Sử dụng đá mài để vệ sinh bề mặt tường nhằm tăng độ bám dính giữa lớp sơn và bề mặt tường.
- Vệ sinh lại lần nữa bằng giấy ráp mịn để loại bỏ hết sạn cát bám trên bề mặt tường.
- Nếu bề mặt tường quá khô, cần làm ẩm bằng cách dùng Rulo lăn với nước sạch hay phun hơi nước trước khi bả bột matit hoặc thi công sơn lót.
Đối với công trình cũ
- Làm sạch bề mặt tường như rêu mốc, bụi bẩn và các lớp bột cũ, sơn cũ bị bong tróc bám trên bề mặt.
- Nếu bề mặt cần sơn lại, bạn hãy lấy giấy ráp đánh phẳng bề mặt để tạo chân bám trước khi phủ lớp sơn mới.
- Nếu mặt tường quá cũ nát, bạn cần tiến hành xối rửa lại bằng nước sạch, để khô rồi mới tiến hành thi công.
Bước 2: Sơn chống thấm
- Làm sạch bề mặt tường trước khi sơn chống thấm
- Pha sơn chống thấm với xi măng theo tỉ lệ 1:1, sau đó cho thi công lần 1. Lưu ý: Sau khi pha, cần thi công ngay, không nên để qua 3h.
- Phủ lớp sơn lần 2 sau lần 1 khoảng 2 tiếng với tỷ lệ pha trộn như lần 1. Kết quả thi công cần đạt là lớp sơn phủ đều trên bề mặt, không có vệt, không bị lệch màu.
Bước 3: Bả bột matit
- Cần tiến hành 2 lần bả bột matit cho tường, mỗi lần cách nhau khoảng 1-2h.
- Sau khi hoàn thành lần 2, thợ thi công để khô trong 3h sau đó dùng giấy ráp mịn để làm phẳng bề mặt được bả.
- Có thể tiến hành thi công sơn sau 24h bả matit.
Bước 4: Phủ sơn lót
Sử dụng những dụng cụ chuyên dụng cần thiết để phủ sơn lót, lưu ý 2 lớp sơn mỗi lớp cách nhau 1-2 tiếng.
Bước 5: Phủ sơn màu
- Dụng cụ thi công: máy phun sơn, cọ hoặc Rulo.
- Phủ 2 lớp sơn màu, mỗi lớp cách nhau khoảng 2 tiếng.
Giám sát thi công sơn nước cần lưu ý gì?
Trong quá trình giám sát thi công sơn nước, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Số lớp sơn cần được thi công theo đúng quy trình trong hợp đồng, thường là thi công 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn phủ giúp đảm bảo hiệu quả công trình tối đa.
- Độ ẩm tường nhà dưới 16 độ C, để tường khô trong 21-28 ngày trong điều kiện khô ráo sau khi tô hồ.
- Lớp sơn trước cần phải đảm bảo đã khô mới thi công lớp tiếp theo.
- Vết chổi sơn trước được vạch thẳng thì lớp sau phải được quét đè lên một phần của vết chổi trước. Sau đó, khi phủ lớp tiếp theo phải cho vết chổi sơn quét vuông góc với lớp đã sơn để đảm bảo lớp sơn phủ kín khắp mặt tường cần phủ.
- Chú ý lăn sơn đều tay, từ trên xuống để đảm bảo tính thẩm mỹ.
Hướng dẫn nghiệm thu sơn nước
Hoạt động nghiệm thu sơn nước diễn ra sau khi giám sát thi công sơn nước kỹ càng, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Theo đó, bề mặt sơn phải đảm bảo các tiêu chí sau đây:
- Bề mặt lớp sơn cuối phải đều màu, không có vệt ố, loang lổ, hiện vết chổi sơn.
- Bề mặt nhẵn phẳng, không bị cộm sơn, lớp ở dưới không bị trội màu so với lớp phủ trên cùng.
- Bề mặt không được có bọt khí, không có hạt bột vón cục, không có vết rạn nứt.
- Nếu trên bề mặt có hoa văn, bạn phải thiết kế theo đúng hình dạng, kích thước và có độ đều màu nhất định.
Trên đây là những tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước chi tiết giúp bạn kiểm tra và đánh giá bề mặt sơn đảm bảo chất lượng và độ bền cao nhất. Hãy chia sẻ bài viết này đến bạn bè và người thân nếu thấy chúng hữu ích nhé.